– Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:
+ Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
+ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
+ Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
+ Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
+ Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này;
+ Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
– Nghị định bao gồm 4 Chương và 63 Điều. Theo đó, tại Điều 2 Chương II Nghị định này quy định về đối tượng áp dụng như sau:
(1). Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định có liên quan.
(2). Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
– Tại Điều 49 , Chương III quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
(1). Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a, Phạt cảnh cáo;
b, Phạt tiền đến 500.000 đồng.
(2). Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 có quyền:
a, Phạt cảnh cáo;
b, Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
Bên cạnh đó, tại Điều này cũng quy định thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ.
Tại Khoản 3 Điều 53 Chương IV Nghị định này cũng quy định về trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, Bộ Công an chịu trách nhiệm và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường…
Tải về văn bản đầy đủ: Tại đây